Lễ hội kỷ niệm ngày hy sinh của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Thị Nương là hoạt động thường niên được UBND tỉnh Kiên Giang xếp vào Lễ hội cấp tỉnh. Năm nay, Lễ hội tiếp tục được đưa vào Kế hoạch số 21/KH-BCĐ ngày 23 tháng 01 năm 2024 của Ban Chỉ đạo tỉnh Kiên Giang về việc tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024.
Tại Hội nghị, đồng chí Lưu Quốc Nam, Huyện ủy viên – Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin, trình bày tóm tắt các dự thảo kế hoạch và các văn bản có liên quan đến công tác chuẩn bị cho Lễ hội trong thời gian tới, khẳng định tầm quan trọng của việc tổ chức Lễ hội là để tưởng nhớ và tôn vinh những đóng góp, công lao to lớn của các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, trong đó nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Thị Nương là một tấm gương tiêu biểu của huyện Giồng Riềng. Vì vậy, Lễ hội là dịp để giáo dục cho cán bộ và nhân dân trong huyện, nhất là thế hệ trẻ, nhận thức sâu sắc về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm; ý thức tự lực, tự cường của dân tộc; tấm gương anh dũng hy sinh của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Thị Nương; ý nghĩa của Chiến thắng Lộ Mới Ngọc Chúc, từ đó ra sức lao động, học tập và cống hiến, góp phần xây dựng quê hương Giồng Riềng ngày càng giàu đẹp.
Việc tổ chức Lễ hội kỷ niệm 64 năm ngày hy sinh của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Thị Nương (12/10/1960 – 12/10/2024) gắn với kỷ niệm 61 năm Chiến thắng Lộ Mới Ngọc Chúc (27/10/1963-27/10/2024) được sự quan tâm chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy-UBND huyện và sự thống nhất của Ban chỉ đạo tổ chức các các sự kiện, lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh, Lễ hội năm nay có nhiều nét mới, khác biệt so với năm trước. Điều đó cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Huyện ủy trong việc tạo điểm nhấn cho địa phương trong hoạt động Lễ hội nhằm thu hút du khách từ các địa phương khác đến với Giồng Riềng, từ đó phát triển du lịch và nhiều dịch vụ khác góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống của người dân.
Tại Hội nghị các đồng chí đại biểu và các đồng chí thành viên Ban tổ chức Lễ hội đã bàn bạc kỹ lưỡng các công việc chuẩn bị cho chuỗi các hoạt động phục vụ Lễ hội, các ý kiến thảo luận và ý kiến phát biểu đã được Ban Tổ chức Lễ hội tiếp thu, ghi nhận và thực hiện góp phần tạo nên thành công cho Lễ hội.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị đồng chí Nguyễn Minh Trang, Phó Bí thư Huyện ủy-Chủ tịch UBND huyện, lưu ý Ban tổ chức Lễ hội một số việc cần thực hiện trong tổ chức Lễ hội, đặc biệt là công tác tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ và nhân dân về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tổ chức Lễ hội gắn với kỷ niệm 61 năm Chiến thắng Lộ Mới Ngọc Chúc; thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân và cán bộ đến tham gia các hoạt động của Lễ hội, dâng hương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Thị Nương và viếng Khu di tích lịch sử cấp tỉnh Chiến thắng Lộ Mới Ngọc Chúc. Công tác tổ chức Lễ hội phải trang nghiêm, tiết kiệm đúng theo Nghị định số 110/2018/NĐ-CP, ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức Lễ hội; đảm bảo ninh trật tự, an toàn trước, trong và sau thời gian diễn ra các hoạt động,… để đảm bảo cho Lễ hội điễn ra vui tươi, lành mạnh, tạo sinh khí thoải mái trên tinh thần rèn luyện thể thao, gắn liền với bản sắc văn hóa của dân tộc và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Thay mặt Ban Tổ chức Lễ hội đồng chí Huỳnh Văn Thái Quỳnh, Huyện ủy viên- Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Tổ chức tiếp thu, ghi nhận ý kiến chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch và các ý kiến đóng góp của các đồng chí thành viên Ban Tổ chức, đồng thời chỉ đạo ngành chuyên môn thực hiện một số nhiệm vụ trong thời gian tới như sau:
1. Giao Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh hoàn chỉnh các văn bản dự thảo của Ban Tổ chức theo đóng góp của các thành viên, trình Trưởng Ban ký và ban hành để có căn cứ thực hiện.
2. Trưởng các Tiểu ban khẩn trương sắp xếp tiến hành họp các thành viên theo nhiệm vụ được phân công, xây dựng kế hoạch chi tiết và bắt tay vào thực hiện ngay các nhiệm vụ theo lộ trình đã được thống nhất. Đặc biệt là các Tiểu ban Vận động, Nội dung, Tuyên truyền-Khánh tiết phải vận hành trước, ngay trong tuần sau.
3. Giao cho lãnh đạo Công an huyện, Ban chỉ huy quân sự huyện và Trung tâm y tế huyện có kế hoạch cụ thể, đồng thời tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc đảm bảo an ninh chính trị, an ninh trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh an toàn thực phẩm vì đây là vấn đề rất quan trọng và nhạy cảm trong Lễ hội, đồng thời phải báo cáo kịp thời về Ban Tổ chức Lễ hội khi có sự cố xảy ra để phối hợp tham mưu UBND huyện có hướng xử lý.
4. Giao Chủ tịch UBND các xã, thị trấn (đặc biệt là thị trấn và các xã Ngọc Chúc, Long Thạnh, Thạnh Hòa, Thạnh Bình, Thạnh Hưng) thường xuyên tuyên truyền để người dân ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường sạch, đẹp tạo thiện cảm với du khách. Riêng UBND xã Ngọc Chúc cần chủ động thêm trong việc huy động lực lượng dọn dẹp vệ sinh, phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thanh trang trí khu di tích Lộ Mới Ngọc Chúc; phối hợp với Phòng Văn h và Thông tin thống nhất phương án mời đại biểu dự Lễ viếng./.
Đỗ Minh Thắng, Chuyên viên Phòng văn hóa và Thông tin
Nguồn Tin: Cổng TTĐT H. Giồng Riềng
Link Nguồn: Xem Bài Viết Gốc